CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 5 NĂM THÀNH LẬP KHOA (2014 - 2019) VÀ 52 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO NGÀNH ÔTÔ (1967 - 2019)!

SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

 

1. Trường dẫn đầu khối không chuyên cả nước về trình độ tiếng Anh của giảng viên và sinh viên

- 95% giảng viên đạt Toefl-ITP 450 trở lên trong đó 62% đạt Toefl-ITP 500 trở lên.

- Từ tháng 4/2015 đến nay 2827 sinh viên đạt Toefl-ITP400 đến Toefl-ITP620.

- Chỉ trong 4 năm vừa qua 428 lượt giảng viên, cán bộ viên chức ra nước ngoài công tác, học tập trong đó có 100 lượt giảng viên sang Hoa Kỳ tập huấn và học tiếng Anh.

2. Chương trình và tổ chức đào tạo Hội nhập quốc tế

- 05 chương trình đào tạo giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh:  Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điện tử, Công nghệ thông tin, Kinh doanh Quốc tế.

- Tất cả 26 chương trình đào tạo Hệ đại học đều tham khảo các chương trình đào tạo của Hoa Kỳ, sử dụng 70% giáo trình bằng tiếng Anh của Hoa Kỳ trong giảng dạy và Nghiên cứu khoa học.

3. Nghiên cứu khoa học của sinh viên

- Nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện qua các câu lạc bộ theo tinh thần “Kỹ sư Việt Nam phải tạo ra được công nghệ của người Việt Nam”.

- ĐTN tổ chức hơn 20 câu lạc bộ với hơn 1000 thành viên nòng cốt nhằm đưa sinh viên tham gia các hoạt động tập thể.

4. Cơ sở vật chất

- Giảng đường, phòng thí nghiệm, khuôn viên, ký túc xá, dịch vụ hiện đại và tiện ích theo nguyên tắc phục vụ người học tối đa.

- Ký túc xá khép kín với hơn 3000 chỗ ở cho sinh viên.

Hãy lựa chọn trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là điểm

khởi đầu khác biệt cho tương lai của các em./.

 

ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT VUI LÒNG GHÉ THĂM:

Ôtô "made in Việt Nam" sẽ chiếm 70% thị trường nội địa?

10:53 - 11/08/2017 - Lượt xem:1048

(KTOTO&MDL) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô để đến năm 2020, Việt Nam sản xuất được 227.000 xe và đến 2025 đạt sản lượng xấp xỉ nửa triệu xe, chiếm tỷ trọng 60-65% thị trường xe cá nhân trong nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Mục tiêu đặt ra, ngành công nghiệp ô tô sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dụng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp kinh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu cụ thể nhiều con số về tỷ trọng số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa; dự kiến sản lượng xe; dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng.
Hiện tại, xe ô tô lắp ráp tại Việt Nam vẫn chưa đạt tỷ lệ nội địa hoá cao.

Về dự kiến tỷ trọng số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa, cụ thể, xe ô tô đến 9 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%; đến năm 2025 chiếm 65% và đến năm 2030 chiếm 70%. Xe ô tô trên 10 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 90% và đến 2030 chiếm 92%. Xe ô tô tải đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 78% và đến năm 2030 chiếm 80%. Xe chuyên dùng đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 15% và đến năm 2030 chiếm 20%.
Về dự kiến sản lượng xe, dự kiến đến năm 2020 đạt hơn 227.000 chiếc; đến năm 2025 là hơn 466.000 chiếc và đến năm 2030 là gần 863.000 chiếc (trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi hơn 452.000 chiếc, ô tô tải hơn 356.000 chiếc).
Về dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng, dự kiến đến 2020 xuất khẩu 20.000 chiếc và đến 2030 xuất khẩu 30.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đến năm 2020 đạt 4 tỷ USD, đến năm 2030 đạt 6 tỷ USD.
Về công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô. Phấn đấu đáp ứng 30-40% (về giá trị) nhu cầu linh kiện, phụ tùng của sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, từng bước tham gia hệ thống cung ứng các linh kiện, phụ tùng trong chuỗi giá trị toàn cầu của công nghiệp ô tô thế giới. Đến giai đoạn 2021-2025, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo cung ứng 40-45% và đến giai đoạn 2026 – 2030 đảm bảo cung ứng trên 50% (về giá trị) nhu cầu linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước; phấn đấu trở thành nơi cung cấp quan trọng một số loại kinh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô khu vực và thế giới.
Về giải pháp chính sách, Đề án định hướng áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất đối với các dự án sản xuất xe thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc được áp dụng ổn định chính sách tín dụng xuất khẩu; được hưởng các chế độ ưu đãi của Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia, ưu đãi theo Chương trình cơ khí trọng điểm; dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất thấp.
Đối với khu vực tiêu dùng, Đề án yêu cầu rà soát, điều chỉnh chính sách thuế, phí theo hướng tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô để đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô của nền kinh tế và của người dân, đồng bộ với phát triển của hạ tầng giao thông và yêu cầu bảo vệ môi trường. Theo đó sẽ áp dụng mức thuế thấp nhất đối với các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn từ 16 đến dưới 24 chỗ; áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với các loại xe thân thiện với môi trường; áp dụng mức thuế suất cao nhất đối với các loại xe chở người đến 9 chỗ, có dung tích động cơ trên 3.0 lít đồng thời ban hành phí môi trường cao đối với xe có dung tích động cơ trên 3.0 lít.
Đề án yêu cầu thực hiện nhất quán hệ thống chính sách đã và sẽ ban hành trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập, tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất.
P.Thảo

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí